CĐTK6-UTEHY Đoàn kết cùng đi tới thành công !
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Ai hay xem bong da thi vao day

Go down

Ai hay xem bong da thi vao day Empty Ai hay xem bong da thi vao day

Bài gửi by Admin Sun Dec 12, 2010 9:05 am

(VEF) - Hội Cổ động viên Việt Nam vừa có thư kiến nghị và tập hợp 1 triệu chữ ký gửi tới Thủ tướng để bày tỏ bất bình trước sự độc quyền của K+ trong việc phát sóng các giải bóng đá quốc tế.
Với một nhà cung cấp dịch vụ mới nhảy vào thị trường, việc trở thành tâm điểm của giới truyền thông và khán giả trong suốt thời gian qua chính là "con dao hai lưỡi" với K+.
"Kêu cứu" từ Quốc hội tới Thủ tướng
Sự kiện thư ngỏ và 1 triệu chữ ký gửi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được coi là cao trào sau một chuỗi phản ứng với K+ của các cổ động viên trung thành của môn thể thao vua.
Nghệ sỹ Đức Trung, Chủ tịch hội, cho biết ngay trước đó hội đã gửi đơn kiến nghị cho ĐB Dương Trung Quốc để ông đặt câu hỏi chất vấn tại kỳ họp Quốc hội vừa qua nhưng vẫn chưa nhận được câu trả lời thỏa đáng từ phía Bộ Thông tin - Truyền thông.
Một số trang web cũng đã được lập để kêu gọi khán giả phản đối cách làm của K+, đồng thời thu hút thêm nhiều chữ ký đồng tình vào đơn kiến nghị gửi Thủ tướng. Một tài khoản Facebook với khoảng 19.000 thành viên đã được thành lập và "rủ nhau" in áo đồng phục phản đối K+.
Thực tế, ý tưởng tập hợp 1 triệu chữ ký đã có từ vài tháng trước, nhưng mãi tới đợt AFF Cup này, các nhóm cổ động viên đến từ khắp mọi miền đất nước hội tụ về Hà Nội mới cùng nhau bàn bạc và triển khai.

Ngay sau khi thông tin về việc các cổ động viên gửi thư ngỏ và kiến nghị lên Thủ tướng được lan truyền trên Internet, ông Cao Văn Liết, Tổng giám đốc VSTV, đơn vị sở hữu K+, đã khẳng định với báo chí rằng K+ đã đạt được thỏa thuận cho phép tiếp sóng giải ngoại hạng Anh trên một kênh truyền hình kỹ thuật số và hệ thống truyền hình giao thức internet trên mạng viễn thông (IPTV) của FPT. Tuy nhiên, khách hàng cũng sẽ phải trả thêm một khoản phí để xem được các trận đấu này.
Trao đổi với Tiền Phong, ông Liết khẳng định Việt Nam vẫn phải đi theo bước các nước phát triển trong lĩnh vực truyền hình. Đó là truyền hình trả tiền luôn có phân khúc khách hàng. Khách hàng nào trả nhiều tiền được xem những kênh giải trí hấp dẫn hơn, đắt hơn. Nếu cứ tiếp tục tư duy xem miễn phí thì truyền hình trả tiền rất khó phát triển.
Trao đổi với VietNamNet, nghệ sỹ Đức Trung chia sẻ: "Người dân thừa hiểu không còn truyền hình bao cấp nữa. Nhưng họ muốn kiếm tiền thì phải có lộ trình kinh doanh phù hợp, phải xem xét tới điều kiện đất nước".
Mùa giải 2010-2011, kênh truyền hình K+ (liên doanh giữa VTV với Canal Plus của Pháp) độc quyền phát sóng một số giải bóng đá quốc tế. Để xem được các kênh thể thao có phát sóng giải bóng đá Tây Ban Nha, Italia và Ngoại hạng Anh, ngoài đầu thu trị giá 1,5 triệu đồng, khách hàng còn phải bỏ ra cho kênh K+ hơn 250.000 đồng/tháng.
Ông Đức Trung chia sẻ: "Lương hưu của một nghệ sỹ như tôi khoảng gần 4 triệu đồng mà còn thấy nghẹt thở, huống chi những người dân thu nhập thấp. Rõ ràng họ không thể kham nổi cái giá 250.000 đồng/tháng mà K+ đưa ra".
Quả thực, ở một đất nước cuồng nhiệt với bóng đá và thu nhập bình quân đầu người chỉ hơn 1.000 USD/năm, liệu có bao nhiêu người đủ khả năng trả 150 USD/năm chỉ để xem mấy trận bóng đá cuối tuần?
Đặc biệt, ông Trung rất bức xúc vì VTV là đơn vị nắm giữ phần lớn cổ phần của VSTV, đồng thời là đài truyền hình quốc gia, có nhiệm vụ phục vụ nhu cầu thông tin, giải trí của nhân dân nhưng lại đi ngược với lợi ích của đại đa số người dân.
Nổi tiếng hay "tai tiếng"?
Với một nhà cung cấp dịch vụ mới tham gia thị trường như K+, việc ký được hợp đồng độc quyền cung cấp một sản phẩm phổ biến như các giải bóng đá quốc tế là bước đi rất khôn ngoan để chiếm lĩnh thị trường. Nhưng nếu K+ hành xử không hợp tình, hợp lý, thì đây rất có thể là con dao hai lưỡi.
Xét về một khía cạnh nào đó, K+ đã thành công khi vừa nhảy vào thị trường đã trở thành tâm điểm chú ý của cả giới truyền thông lẫn khán giả. Nhiều quán café ở Hà Nội còn trưng biển "Có kênh K+" để hút them khách vào mỗi ngày chủ nhật.
Nhưng thực tế cho thấy, từ trước tới nay, chưa từng có một đài truyền hình nào gặp phải phản đối dữ dội từ phía khán giả như K+.
Nghệ sỹ Đức Trung cho biết ông sẽ không bao giờ mua đầu thu K+, thậm chí được tặng cũng sẽ không nhận. Hay diễn viên Việt Anh còn tuyên bố: "Sử dụng dịch vụ K+ là xúc phạm đến những người nghèo" và cho rằng K+ đang "móc túi" người tiêu dùng".
Trên một số diễn đàn online, nhiều thành viên cho biết dù thừa khả năng tài chính nhưng nhất định không sử dụng dịch vụ này, hoặc để dành số tiền đó đi làm từ thiện.
"Chúng tôi không muốn dùng từ "tẩy chay", nhưng chúng tôi muốn bày tỏ cho họ biết họ sẽ mất khách hàng nếu tiếp tục o ép người dân như vậy," ông Trung nhấn mạnh.
Niềm tin của khán giả vào các nhà cung cấp dịch vụ cũng sụt giảm rất nhiều sau các sự việc liên quan tới bản quyền phát sóng truyền hình mấy năm qua.
Vài năm trước, VTC độc quyền phát sóng giải ngoại hạng Anh là một nguyên nhân khiến người dân đổ xô đi mua đầu kỹ thuật số VTC. Bây giờ, dân nghiền bóng đá lại phải chuyển hướng mua đầu K+.
Nhưng ngay cả những khán giả rất "máu lửa", mua đầu thu K+ về cũng nơm nớp lo vài năm sau, một kênh truyền hình khác "nẫng tay trên" K+ thì họ lại phải đầu tư mua một đầu thu mới.
Bên cạnh đó, đã có K+ độc quyền bóng đá, ai dám khẳng định sẽ không có thêm L+ về phim truyện hay B+ về thời trang? Chẳng nhẽ khi ấy, một gia đình với 4 người, 4 nhu cầu khác nhau, lại phải mua 4 đầu thu và trả 4 khoản phí hàng tháng?
Truyền hình là một hàng hóa đặc biệt bởi nó nằm trong loại sản phẩm truyền thông đại chúng. Bản thân từ đại chúng đã nói lên đặc thù của loại hình này. Có nghĩa là, nó phải phục vụ một lượng công chúng rộng lớn. Nhưng với cái giá "cắt cổ" mà K+ đưa ra, có lẽ người thu nhập thấp, vốn đã có ít điều kiện tiếp cận với các loại hình giải trí, giờ đây đành phải ngậm ngùi rằng bóng đá chỉ dành cho "người giàu".
Bạn có phải một fan hâm mộ đang ngậm ngùi từ bỏ thú vui xem các giải đấu châu Âu cuối tuần? Bạn sẽ là một trong số 1 triệu người tham gia ký thư phản đối K+? Tại sao K+ lại là vấn đề gây ra nhiều tranh cãi và bất đồng như vậy?
Hãy chia sẻ suy nghĩ của bạn về vấn đề này bằng cách viết vào khung phản hồi dưới đây hoặc gửi email về: vef (a) vietnamnet.vn.


Ai muốn hưởng ứng phong trào "Một triệu chữ ký phản đối K+" của Hội CĐV Việt Nam thì vào đây

http://www.vff-fan.vn/

Ngay góc trên bên phải có mục "Ký tên vào thư ngỏ"

Hoặc các bạn có thể vào thẳng đây:

http://www.vff-fan.vn/index.php?opti...d=49&Itemid=86

Khi ký tên bạn nên cung cấp số CMND của mình, vì như thế chữ ký của bạn mới có hiệu lực.

Rất mong các bạn nhiệt tình ủng hộ
Admin
Admin
Spamer
Spamer

Tổng số bài gửi : 507

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết